Kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện khiến nhiều người quan tâm đến ăn uống để tăng vẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ, trong số này chế độ ăn chay. Ăn chay khoa học có lợi nhưng để thực hành hiệu quả mọi người cần trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết.
Ăn chay là gì ?
Ăn chay là việc thực hành kiêng ăn thịt , đôi khi kiêng các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ. Người ăn chay thường theo đuổi chế độ ăn kiêng gồm ngũ cốc, các loại đậu, hạt, rau, trái cây, nấm, tảo, men và/hoặc một số thực phẩm không có nguồn gốc động vật khác có hoặc không chứa sữa, mật ong và/hoặc trứng. Nhiều người không ăn thịt vì lý do đạo đức mà sử dụng các phụ phẩm của động vật thu được khi động vật vẫn còn sống như sữa, trứng…
Chế độ ăn chay khoa học được chứng minh là có lợi cho sức khỏe. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy người ăn chay thường có chất lượng chế độ ăn tốt hơn những người ăn thịt. Họ cũng nạp vào cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin C, vitamin E và magie. Nên nó thúc đẩy quá trình giảm cân, giảm nguy cơ ung thư, ổn định lượng đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch….
Người ăn chay ăn những thực phẩm gì?
Những người ăn chay lacto-ovo (ăn chay có sữa và trứng) tránh cả thịt và cá nhưng tiêu thụ sữa và trứng.
Những người ăn chay lacto (ăn chay không trứng) tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nhưng không có trứng.
Những người ăn chay trường ăn trứng nhưng không ăn sữa.
Một số người không ăn thịt nhưng lại ăn cá. Đây là một chế độ ăn kiêng pescatarian, chứ không phải là một chế độ ăn chay. Chế độ ăn thuần chay không bao gồm tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Mặt trái từ ăn chay
Ăn chay làm tăng nguy cơ thiếu hụt một số dinh dưỡng nhất định. Thịt, gia cầm và cá cung cấp một lượng protein và axit béo omega-3 tốt. Khi cắt thịt hoặc các sản phẩm từ động vật khỏi chế độ ăn uống thì cơ thể sẽ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết từ các nguồn thực phẩm thay thế khác. Nếu không lâu ngày cơ thể sẽ trở nên thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Các nghiên cứu cho thấy những người ăn chay có nguy cơ thiếu hụt protein, canxi, sắt, iốt và vitamin B12 cao hơn. Sự thiếu hụt dinh dưỡng trong các vi chất dinh dưỡng quan trọng này có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, cảm thấy yếu, thiếu máu, mất xương và các vấn đề về tuyến giáp. Những người ăn chay phải lựa chọn cẩn thận về những gì họ ăn để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng, nếu thiếu cần bổ sung.
Thêm những khám phá mới nhất về ăn chay
Người ăn chay ghét người ăn chay
Người ăn chay và người không ăn chay không ưa nhau đã đành, nhưng chính những người ăn chay cũng không ưa nhau. Chủ yếu chê nhau về mức độ ăn chay, thuần khiết hay nửa nạc nửa mỡ, ăn cả thịt, mỡ, trứng, thậm chí còn mặc cả áo lông thú....
Ăn trái cây là dạng ăn chay triệt để ?
Nhiều người tôn sùng chủ nghĩa ăn chay triệt để, chỉ dùng trái cây và các dạng hạt. Chế độ ăn này gồm 50-75% trái cây, phần còn lại là hạt và quả hạch. Steve Jobs (doanh nhân, nhà sáng chế người Mỹ, đồng sáng lập, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple) được biết là môn đệ của chế độ ăn này trước khi qua đời.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là chế độ ăn uống chết người do thiếu cân bằng dưỡng chất cần thiết, nhất là canxi, protein và sắt dẫn đến suy yếu miễn dịch và dễ mắc bệnh.
Người ăn chay bị thiếu hụt vitamin B12:
Người ăn chay thường bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin B12, có nhiều trong thịt, cá, trứng và sữa. Người ăn chay có thể nhận được loại vitamin này từ ngũ cốc và các chất bổ sung giàu vitamin, nhưng không đủ. Thiếu hụt vitamin B12 có thể kích thích quá trình sản xuất quá nhiều homocysteine, dẫn đến trầm cảm, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, táo bón, thiếu máu, bệnh tim và đột quỵ.
Theo nghiên cứu, ngay cả những người ăn chay và người không ăn chay thường xuyên có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12. Cụ thể, 92% người ăn chay và 67% người ăn chay lacto-ovo (tiêu thụ một số sản phẩm động vật như trứng và sữa) đều bị thiếu hụt vitamin B12.